Giếng trời là gì? Thiết kế giếng trời cầu thang đẹp sáng tạo
Trong thiết kế nhà thời gian gần đây, nhà nhà người người có xu hướng xây dựng giếng trời. Họ muốn cải thiện được ánh sáng, không khí bên trong căn nhà. Tuy nhiên giếng trời là gì? Cấu tạo giếng trời? Công dụng của giếng trời vẫn là điều thắc mắc của nhiều người khi muốn xây dựng hạng mục này vào ngôi nhà của họ. Hãy cùng DecoFuni khám phá bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Giếng trời là gì?
Giếng trời được biết đến là một khoảng không gian có phương thẳng đứng được xây dựng ở bên trong căn nhà. Thiết kế giếng trời thông từ tầng trệt cho tới mái nhà hoặc các tòa nhà cao tầng. Đây cũng là cách mà căn nhà có thể trở nên thông thoáng và mang đến sinh khí dồi dào cho gia đình.
Bạn đang xem: Giếng trời là gì? Thiết kế giếng trời cầu thang đẹp sáng tạo
Cấu tạo của giếng trời
-
Giếng trời được cấu tạo gồm 3 bộ phận riêng biệt : Đáy giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng:
-
Đáy giếng là nơi thấp nhất của căn nhà, thường được xây dựng các tiểu cảnh, trồng cây mang đến không gian xanh cho căn nhà. Đáy giếng trời thường được kết hợp phòng khách với phòng bếp.
-
Thân giếng trời được thiết kế xuyên suốt theo chiều dài căn nhà, giúp đưa ánh sáng ngoài thiên nhiên đến với mọi ngõ ngách trong không gian sống của gia đình.
-
Xem thêm : Dinh thự là gì và các thiết kế dinh thự LỚN ĐẸP NHẤT Việt Nam
Đỉnh giếng trời là phần cao nhất của ngôi nhà được cấu tạo bởi hệ thống khung mái và mai che để hạn chế những vật thể bay vào trong nhà và đảm bảo chất lượng nội thất bên trong căn nhà.
Ưu điểm và nhược điểm của giếng trời đối với không gian sống
Ưu điểm
Các ngôi nhà ống mặt tiền nhỏ hẹp, kích thước chiều sâu lớn và mặt tiền nhỏ hẹp, ba mặt tiền bị giáp với các công trình khác thì giếng trời là biện pháp hiệu quả để đến sức sống ánh sáng phù hợp cho không gian kiến trúc căn nhà. Ánh sáng tự nhiên giúp cho nguồn sinh khí được duy trì sức sống cho cả gia đình.
Giếng trời hỗ trợ cho việc lưu thông trao đổi không khí bên trong và bên ngoài được thuận lợi và diễn ra đều đặn giúp cho căn nhà thoáng mát, trong lành. Khi mùa hè nóng bức, giếng trời sẽ phát huy được tối đa công dụng của nó.
Giếng trời còn công dụng vô cùng hữu ích là có thể thay thế bóng đèn vào ban ngày. Không gian nội thất sẽ trở nên sáng sủa, giảm điện năng tiêu thụ ở các bóng đèn. Giếng trời mang lại hiệu quả phong thuỷ cao.
Giếng trời góp phần tạo điểm nhấn, tăng cao vẻ đẹp thẩm mỹ cho căn nhà. Phía dưới chân giếng trời luôn được kết hợp các tiểu cảnh.
Nhược điểm
Giếng trời thực ra là một dạng ống nên các âm thanh bên ngoài môi trường truyền vào nhà theo đường giếng thì thường rất vang. Do đó khi xây dựng giếng trời không nên thiết kế bề mặt lòng giểng trời phẳng lỳ. Các bề mặt phải có độ nhám nhất định hay dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên để âm thanh bị tiêu giảm trước khi truyền vào nhà.
Đối với những giếng trời không có mái che thì việc tổ chức thoát nước ở đáy giếng phải luôn được đảm bảo. Xung quanh giếng trời phải có hệ thống che chắn cẩn thận để tránh các tình trạng nước mưa làm vấy bẩn các không gian khác trong nhà.
Xem thêm : Thiết kế biệt thự tân cổ điển 3 tầng kiểu Pháp như LÂU ĐÀI
Đối với các vùng có nắng gắt, giếng trời có thể tạo nên nguồn ánh sáng dư thừa, chói loá. Tình trạng này tiếp tục các lâu thì nội thất trong nhà dễ bị phai màu và ảnh hưởng đến chất lượng nội thất. Bạn nên trang bị hệ thống lưới để giảm thiểu ánh nắng vào nhà.
Nếu như giếng trời được thiết kế có mái tránh treo những vật trang trí nặng như đèn chùm , chậu cây để tránh trường hợp rơi vỡ gây ảnh hưởng đến gia đinh. Các hệ thống tiếp giáp với giếng trời như cầu thang, cửa sổ cần phải có lan can, hoa sắt đảm bảo các yếu tố an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở..
Các tiêu chuẩn làm giếng trời
Giếng trời thường được sử dụng phổ biến ở các nhà dạng ống nên có kích thước từ 4m2 đến 6m2. Diện tích giếng trời nên chiếm khoảng 5% diện tích của sàn nhà còn về cửa sổ thì 15%. Diện tích bề mặt kính bên trên thì tối thiểu là 450m*450m
Về mặt phong thủy: Bạn hãy đặt giếng trời ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng và đặt ở trung tâm của ngồi nhà. Đặc biệt không được đặt giếng trời ở trước nhà sẽ mang đến điều không hay cho gia chủ. Các căn nhà có diện tích hẹp nên đặt giếng trời tại góc méo nhằm hoá giải sát khí. Xung quanh giếng trời nên đặt cây xanh và nước để điều hoà.
Các công trình dân dụng sử dụng giếng trời
Giếng trời nhà ống, nhà phố
Thiết kế thi công giếng trời cầu thang nhà ống nhà phố là phổ biến nhất. Việc sử dụng giếng trời cho các dự án nhà ống và nhà phố đang ngày trở nên phổ biến. Các căn nhà ống và nhà phố sử dụng giếng trời giúp không khí, ánh sáng dễ dàng len lỏi mọi ngóc ngách của căn nhà. Không gian sinh hoạt thoải mái và nâng cao tinh thần sức khoẻ.
Giếng trời cho nhà cấp 4
Giếng trời có thể đặt ở nhiều vị trí của nhà cấp 4 như giếng trời đặt cuối nhà, trong nhà, giữa cạnh phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ mà không phá vỡ được cấu trúc của ngôi nhà. Thiết kế giếng trời cấp 4 sẽ có chiều cao từ 4 – 3m2 không chiếm quá nhiều diện tích của căn nhà.
>>> Giếng trời là một giải pháp tối ưu cho những khu đô thị tăng mỹ quan cho ngôi nhà. Để không gian căn nhà trở nên hoàn hảo cần kết hợp nội thất phía trong căn nhà một thể thống nhất. DecoFuni với hơn 6 năm kinh nghiệm trong nghề, trong đó tiêu biểu là các công trình có giếng trời luôn là thiết kế được khách hàng đề cao về chất lượng. Chúng tôi cam kết đưa đến cho bạn không gian sống hoàn mỹ khi kết hợp với giếng trời, khắc phục tốt những khuyết điểm thông thường thường gặp phải khi lựa chọn sử dụng giếng trời. Quý khách hàng có thể tham khảo những mẫu thiết kế biệt thự cao tầng DecoFuni tổng hợp, lựa chọn mẫu mình yêu thích và DecoFuni sẽ lên bản thiết kế miễn phí kèm giếng trời ngay cho quý khách hàng.
Nguồn: decofuni.vn
Danh mục: Blog